1. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể: Các hoạt động tập thể trong nhà trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Các trò chơi vận động dân gian.... sẽ tạo không khí thoải mái, giúp trẻ trao đổi giao lưu kết bạn với những đứa trẻ cùng trang lứa, sự sẻ chia và gắn kết dễ hòa nhập và thích nghi với những hoàn cảnh mới từ đó giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn. Chính vì vậy nhà trường luôn duy trì biện pháp tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi trong giờ hoạt động thể dục sáng, hoạt động ngoài trời…

Hình ảnh hoạt động thể dục buổi sáng các cháu lớp mẫu giáo ghép 4,5 tuổi.

Bạn đang xem: Bài tập sàn cho trẻ 5 tuổi

*

 

*

Hình ảnh hoạt động phát triển vận động nhảy chụm chân, tách chân của các cháu lớp mẫu giáo ghép 4,5 tuổi.

*

Hoạt động ngoài trời làm con trâu bằng lá cây của các cháu lớp mẫu giáo ghép 5-6 tuổi.

*

2. Tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi dân gian ngay tại trường, lớp:

Thông qua trò chơi dân gian, trẻ được tự do hoạt động, vừa học vừa chơi. Ngoài việc trẻ được vận động cơ thể, phát triển thể chất các nhóm cơ, trẻ còn được rèn luyện phát triển ngôn ngữ. Bởi vì những trò chơi dân gian thường gắn liền với các bài đồng dao, vè, thơ vần với tiết tấu nhịp nhàng vô cùng dễ nhớ, dễ thuộc, có bài hai ba chữ, bốn chữ, thậm chí năm chữ tùy theo nội dung…, có bài được phát triển lên từ hai chữ thành bốn chữ rối thành vè, đồng dao như vè con voi, thả đĩa ba ba, dung dăng dung dẻ…hoặc một số trò chơi như: Nhảy sạp, Tập tầm vông, Nu na nu nống, Ô ăn quan, Chi chi chành chành...

Hoạt động nhảy sạp của các cháu lớp mẫu giáo ghép 4,5 tuổi.

 

 

*

Hình ảnh các cháu lớp mẫu giáo ghép 4,5 tuổi chơi trò chơi Ô ăn quan

*

3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động học.

Hoạt động kể chuyện và hoạt động Làm quen chữ viết có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Thông qua hoạt động kể chuyện trẻ dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ, cách trẻ học ngôn ngữ trở nên dễ dàng và lí thú hơn rất nhiều bởi hoạt động kể chuyện là con đường tự nhiên nhất đưa trẻ đến với ngôn ngữ qua quá trình trẻ kể chuyện sáng tạo theo các nhân vật rối, qua hình ảnh, qua giao tiếp. Trẻ sẽ không cảm thấy bị áp lực khi nói chuyện trao đổi, thể hiện suy nghĩ tình cảm bằng lời nói, cũng không cảm thấy quá khó khăn trong cách dùng từ đặt câu mà tự mình giải quyết mọi tình huống xảy ra trong khi chơi, trẻ tự suy nghĩ cách chơi với bạn, tự mình sử dụng ngôn ngữ của chính mình để chơi cùng bạn. Trẻ học được cách giao tiếp có văn hóa với ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh phù hợp với tình huống khi chơi, khi học. Bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ bằng lời trong kể chuyện, trẻ còn được phát triển một số tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…phù hợp với vai chơi. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Môi trường trò chơi sáng tạo giúp trẻ linh hoạt thay đổi nội dung, tình tiết cốt chuyện, vai chơi nên trẻ có cơ hội thể hiện những từ ngữ mà trong cuộc sống hàng ngày trẻ chưa có cơ hội sử dụng.

Hoạt động kể chuyện sáng tạo của các cháu lớp mẫu giáo ghép 4,5 tuổi.

*

Hoạt động làm quen chức viết của các cháu lớp mẫu giáo ghép 4,5 tuổi.

Xem thêm: Hệ Thống Các Công Thức Vật Lý 9 Đầy Đủ Nhất, Các Công Thức Vật Lý 9 Đầy Đủ Nhất

*

 Hoạt động ôn luyện chữ viết của các cháu lớp mẫu giáo ghép 4,5 tuổi.

 

*

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non thông qua chơi mà học là biện pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc, nói rõ ràng và đầy đủ câu, sử dụng câu đúng ngữ pháp, mang lại hiệu quả kể thiết thực trong việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non tại trường Mầm non Hoa Sen thành phố Kon Tum./.